<bgsound src="/Nhac Dieu Buon Phuong Nam.mp3"/> Le Dinh










Việt Hải







































Chút ý nghĩ về 2 dịp
Tết Âm lịch và Dương lịch (*)




Trần Việt Hải

Ngày Tết Tây được tính theo dương lịch, tức lịch do Giáo-Hoàng Gregorio XIII lập ra. Ngày, tháng, năm được tính theo vị tri của quả đất chuyển động chung quanh mặt trời, do vậy ta gọi là dương lịch, có 365,5 ngày một năm, vào khoảng 365 ngày hoặc 366 ngày những năm nhuận, mỗi 4 năm. Với dữ kiện như vậy, hệ thống Dương lịch hiện hành được xem là khoa học, là chính xác vì là nó được tính từ năm sinh của Thiên Chúa.

Còn ngày Tết ta thì được tính theo âm lịch, nghĩa là tháng được tính theo chu kỳ vận-hành của mặt trăng chung quanh quả đất: ngày đầu tháng là tháng mới (new moon hay nouvelle lune) và ngày thứ 15 là trăng tròn (full moon hay pleine lune) và 1 năm chỉ có 354 (29,5 x 12) ngày.

Vì thế nên hằng năm chúng ta có 2 cái Tết và ăn mừng vào 2 dịp:

- Tết Tây: Khi năm cũ hết, bước sang năm mới là một dịp để ăn mừng trên toàn thế giới và ngày mồng 1 tháng giêng năm dương lịch đã trở thành ngày lễ mừng năm mới trên toàn cầu ngày nay. Thời gian cuối năm từ lễ Giáng Sinh đến hết năm cũ coi như dịp lễ lớn trong năm mà nhiều nơi được nghĩ để đóng (shut down) một năm dài đã qua. Thời gian giao điểm giữa năm cũ và năm mới gọi là Giao Thừa, một thời điểm quan trọng phải là lúc chuyển-tiếp, nghĩa là ngày 31 tháng 12 (dương-lịch), và đặc biệt là lúc 12 giờ khuya, trước khi bước qua năm sau. Giao thừa bên Pháp hay bn Mỹ ( Réveillon de la Saint Sylvestre, New Year's Eve). Người ta thường thức khuya đón giao-thừa bằng một bữa ăn thịnh soạn và chúc mừng năm mới với nhau. Đầu năm, người Tây phương còn có một tục lệ có ý nghĩa là "ý muốn hứa thực hiện" (resolutions, résolutions) bỏ cái xấu, làm cái tốt,...

- Tết Ta (tức Nguyên Đán) cũng có những đặc điểm hay không kém. Chữ "Tết" do chữ "Tiết" (節) mà thành. Hai chữ "Nguyên đán" (元旦) có gốc chữ Hán: "nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "đán" có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". Phong-tục, tập quán của người Á Đông ta xem việc xung quanh ngày Tết thì thật phức tạp, từ những chuẩn bị đón Tết đến, những điều kiêng cữ trong ba ngày Tết, tục xông đất hạp tuổi, giờ xuất hành, hường khời hành đầu năm. Tin hay không là một chuyện, nhưng đó là tục lệ vui vui.

Người phương Tây nghĩ lễ dài cuối năm, bên ta thuở xưa cũng không thua khi mọi người được 3 tháng nghỉ ngơi đầu năm.

"Tháng giêng là tháng ăn chơi,
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè."

Bài ca dao này mà ý muốn nói người ta ăn Tết không phải chỉ một ngày mồng một. Nói đúng hơn nữa, không khí Tết đã bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo Quân). Ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà gia chủ đã làm trong năm cũ và ông cưỡi cá chép về trời báo cáo với Ngọc Hoàng những việc xảy ra trong năm.

Ngày Tất niên (trước Tết) có thể là ngày 30 tháng chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Buổi tối ngày cúng Giao Thừa này, gia đình sum họp lại với nhau để ăn tiệc đoàn viên cuối năm, là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng giêng (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), giờ Tý là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó tương tự như bên Tây lịch mừng dịp cuối năm, âm lịch là để đánh dấu sự chuyển tiếp giữa năm cũ và năm mới tức là Giao thừa. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Qua ngày mồng 1, chúng ta bước vào Tân niên, Năm mới và ăn Tết 7 ngày. Đốt pháo thường hay có trong dịp cúng kiếng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền để xua ma, trừ quỷ. Đấu năm đi xông đất, đầu năm khai bút,... Mọi sự bắt đầu từ chu kỳ mới.

Kinh chúc quý vị Một Năm Mới an khang, thịnh vượng và hạnh phúc!

Data *: Sưu tầm theo net.


Trần Việt Hải (Los Angeles)


















Free Web Template Provided by A Free Web Template.com